Nhượng quyền F&B – cách xử lý triệt để khi nhân viên đi làm trễ

Không chỉ trong môi trường văn phòng công sở, tại các mô hình nhượng quyền F&B hay bất kỳ môi trường nào cũng đều gặp phải tình trạng nhân viên đi làm trễ. Vấn đề nhỏ mà gây ra một số phiền toái không đáng có này khiến những ông chủ phải bận tâm ít nhiều. Hãy cùng Torki Food tìm ra một số giải pháp nhằm xử lý tình trạng nhân viên đi làm trễ ở các mô hình nhượng quyền F&B nhé.

Đi làm trễ – Tật xấu kinh điển không phù hợp với các mô hình nhượng quyền F&B

Có rất nhiều lý do nhân viên đưa ra khi họ đi làm muộn. Có lý do là thật, khi chẳng may có vấn đề gì phát sinh đột ngột. Nếu đã là phát sinh thì chỉ một hai lần cực kỳ ít. Trong khi có những lý do chỉ là lý do mà nhân viên đưa ra, thường để bao biện cho thói lề mề hoặc ngủ nướng buổi sáng. Trong trường hợp này thì tình trạng đi làm muộn hầu như tuần nào cũng diễn ra.

Ở đây, chúng ta không bàn đến chuyện thật hay giả, vô tình hay cố tình đi làm muộn. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào thì việc đi làm trễ đều khiến công việc riêng và công việc chung bị ảnh hưởng. Đây là hành vi tạo ra những tác động không tốt cho công việc kinh doanh và cần được khắc phục sớm.

Đi làm trễ có những tác hại gì?

Lấy ví dụ về những hậu quả gây ra bởi lý do nhân viên đi làm trễ ở một mô hình nhượng quyền F&B bán thức ăn sáng.

Khách hàng bỏ đi

Khi không có đủ lượng nhân viên phục vụ, nhiều khách hàng vì chờ quá lâu để mua một món đồ ăn sáng nhanh gọn nên họ có xu hướng tìm một địa điểm khác có dịch vụ tốt hơn. Dù chất lượng đồ ăn của cơ sở bạn có hấp dẫn đến đâu nhưng thực tế vẫn có nhiều sự lựa chọn khác cho khách hàng.

Chưa nói đến việc ít nhân viên sẽ khiến các thao tác thực hiện vội vàng hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn được mang ra phục vụ, không đảm bảo hương vị theo quy trình chuẩn đưa ra.

Nhượng quyền F&B 1

Nhân viên đi làm trễ, ít nhân viên phục vụ dẫn đến mất khách

 

Đọc thêm: Torki Hot Dog – Cơ Hội Kinh Doanh Lợi Nhuận Cao

Giảm năng suất

Điều này là rất rõ ràng. Bởi với thời gian làm việc mỗi ngày, nhân viên sẽ được giao xử lý một khối lượng công việc nhất định. Khi họ đi làm trễ và giảm thời gian làm việc có thể dẫn đến không hoàn thành công việc trong ngày, hoặc làm ít hơn số đầu việc được giao.

Như vậy, không những công việc chung bị ảnh hưởng mà người chủ sẽ nhận thấy rằng họ đang lãng phí tiền lương dành cho số phút mà bạn đi làm muộn.

Dễ gây nội bộ bất hòa

Không phải cứ khi nhân viên đi làm muộn là sẽ bị phạt lương. Bởi thực tế là nhiều mô hình nhượng quyền F&B đã phạt lương nhưng tình trạng nhân viên đi làm trễ vẫn tái diễn. Mấu chốt vấn đề vẫn không được giải quyết.

Trong khi đó, ở mô hình kinh doanh đồ ăn sáng, lượng khách dồn rất đông vào một thời điểm trước giờ các văn phòng bắt đầu làm việc. Nhân viên làm việc trong khung thời gian này sẽ phải chạy nhiều hơn, làm việc mệt hơn. Vậy tại sao lại có bạn đủng đỉnh đi làm muộn, tránh ngay lúc bận rộn nhất mà lương nhận được vẫn như các bạn khác chăm chỉ. Dần dần điều này sẽ tạo ra không khí khó chịu và có sự so bì tại nơi làm việc. Đây cũng là một yếu tố tác động đến chất lượng công việc chung.

Tạo tiền lệ xấu cho nhân viên

Khi một người đi làm trễ và chuyện đó tiếp diễn thường xuyên, các bạn khác cũng dễ dàng “học tập”. Họ không thấy hậu quả gì xảy đến, không bị trừ lương, không bị kỷ luật. Có nhân viên sẽ đánh giá rằng sếp dễ dãi, từ đó họ cũng có phần không coi trọng công việc ở mô hình đó.

Nhượng quyền F&B 2

Các nhân viên học nhau cả tính tốt lẫn tính xấu

 

Cách xử lý đối với nhân viên đi trễ

Đây không những là kinh nghiệm để xử lý nhân viên đi làm trễ với mô hình nhượng quyền F&B mà các công ty khác cũng có thể tham khảo.

Không vội trách mắng

Đó là vì ban đầu bạn chưa biết được thực sự nhân viên đi làm trễ là vì nguyên nhân gì. Như đã đề cập ở trên, có những người đi làm trễ là do có vấn đề thực sự phát sinh. Kể cả với nhân viên có biểu hiện đi làm trễ vài lần thì ban đầu bạn cũng nên nhẹ nhàng hỏi han nhân viên, từ đó giúp họ ý thức được hành động của mình.

Lắng nghe nhân viên nhiều hơn

Mục tiêu của việc lắng nghe nhân viên là tạo ra sợi dây gắn kết gần gũi giữa sếp và nhân viên. Từ đó, nhân viên sẽ coi trọng sếp hơn, có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong công việc và dễ lắng nghe những góp ý của sếp. Một người có xu hướng nghe theo người khác chính bởi họ có sự quý mến và tôn trọng.

Đề cao và tạo ra môi trường tự giác

Đó là khi không cần sếp nói nhiều, không cần bất kỳ hình phạt gì mà nhân viên tự làm tốt công việc của mình.

Xây dựng một môi trường thân thiện bằng cách tổ chức các buổi giao lưu, đi ăn uống giúp cho nhân viên và quản lý gần gũi. Bạn có thể đưa ra chính sách thưởng phạt rõ ràng ngay từ đầu để nhân viên ý thức được những hành vi không nên có. Bên cạnh đó là các chế độ lương thưởng để khuyến khích nhân viên làm tốt nhất công việc.

Đọc thêm: Kinh Doanh Torki Burger – Bí Quyết Gia Tăng Thu Nhập

Chia sẻ kinh nghiệm nhượng quyền F&B tại Torki Food

Trên đây cũng là một số cách mà Torki Food đang áp dụng để xử lý nhân viên đi làm trễ. Mặc dù chưa khắc phục được hoàn toàn vấn đề nhưng đã có sự cải thiện kết quả đối với các nhân viên hay đi làm trễ. Công việc chạy suôn sẻ và các bạn nhân viên cùng nhau phấn đấu trong môi trường làm việc hiện đại, năng động.

Hiện tại, Torki Food là thương hiệu nhượng quyền F&B có uy tín và đạt được vị thế nhất định trong ngành F&B ở Việt Nam. Từ những thành công ban đầu với chuỗi cửa hàng nhượng quyền Kebab Torki, Torki Food đã đa dạng hóa sản phẩm và tiếp tục mở rộng thị trường. Cùng với mong muốn tạo ra những bữa ăn nhanh ngon miệng chất lượng cho thực khách, Torki Food đang mang đến cho thế hệ trẻ mô hình kinh doanh nhượng quyền đơn giản với chi phí đầu tư thấp. Nếu bạn muốn bắt đầu khởi nghiệp và phát triển cơ hội kinh doanh, hãy liên hệ ngay với Torki Food để được tư vấn và hỗ trợ.

Nhượng quyền F&B 3

Torki Food – thương hiệu nhượng quyền đồ ăn nhanh có tiếng tại Việt Nam

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế Torki

Hotline: 0937.038.598 / Email: [email protected] 

5/5 - (1 bình chọn)