Nhượng quyền và cấp phép là 2 khái niệm có nhiều sự tương đương với nhau nên dễ nhầm lẫn. Thực chất mỗi bên có các đặc điểm riêng biệt, được quy định rõ ràng.
Hợp tác nhượng quyền đang là hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay. Để sử dụng hình thức này bạn phải làm quen cả những quy định của nhượng quyền và cấp phép. Vậy nên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này nhé.
Xem Mục Lục Bài Viết
ToggleNhượng quyền là gì?
Nhượng quyền là hình thức kinh doanh mà bên nhận nhượng quyền được phép sử dụng tên, logo, hình ảnh, phương thức, công thức, kĩ thuật… có tính phí của phía nhượng quyền để kinh doanh độc lập. Hiểu nôm na là bên nhận nhượng quyền là chi nhánh con của phía nhượng quyền.
Những đơn vị nhượng quyền thường đã xây dựng được vị trí trên thị trường, được nhiều người biết đến. Khi hợp tác nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền sẽ được hưởng lợi từ danh tiếng, uy tín mà thương hiệu đã xây dựng được.
Cấp phép là gì?
Cấp phép (hay cấp giấy phép) là một thỏa thuận đơn giản mà phía người cấp phép cho phép bên nhận được quyền sử dụng tài sản trí tuệ hay được sản xuất sản phẩm của mình. Đổi lại bên nhận sẽ trả cho bên cấp phép một khoản phí quy định. Khoản phí này thường được gọi là tiền bản quyền.
Đọc thêm: Bánh Mì Hot Dog Thơm Ngon Đậm Chất Việt Tại Torki Food
Sự khác nhau giữa nhượng quyền và cấp phép
Nhượng quyền và cấp phép có khá nhiều đặc điểm khác nhau. Nhìn chung thì cấp phép là hoạt động đơn giản hơn nhượng quyền rất nhiều. Để cho bạn dễ hình dung nhất chúng tôi phân biệt theo những tiêu chí trong bảng dưới đây:
Tiêu chí | Nhượng quyền | Cấp phép |
Đặc điểm | Nhượng quyền khá phức tạp, hình thức này còn liên quan đến pháp lý và luật chứng khoán. | Là một thỏa thuận đơn giản giữa bên được cấp phép và bên cấp phép. |
Quyền lợi của khách hàng | Có quyền sử dụng các tài nguyên của phía nhượng quyền để hoạt động ví dụ như logo, nhãn hiệu, tên, hình ảnh, công thức, cách thức, kỹ thuật… | Có quyền tiếp thị và bán sản phẩm. Tuy nhiên không được sử dụng logo, nhãn hiệu, tên và hình ảnh thương hiệu |
Quyền kiểm soát của thương hiệu | Phía nhượng quyền có quyền kiểm soát hầu hết hoạt động kinh doanh mà bên nhận nhượng quyền triển khai bao gồm quy trình, cách thức và cách hoạt động… | Phía bên cấp phép có quyền kiểm soát người được cấp phép về việc sử dụng tài sản trí tuệ tuy nhiên không có quyền kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất mà người được cấp phép triển khai. |
Đào tạo và hỗ trợ | Tư vấn, đào tạo và hỗ trợ xuyên suốt quá trình | Không đào tạo và hỗ trợ |
Chi phí | Chi phí cao | Chi phí thấp |
Tìm hiểu về hình thức hợp tác nhượng quyền với Torki Food
Phát triển thương hiệu trong lĩnh vực F&B,Torki Food đã đạt được những thành tựu đáng nể. Là một trong những thương hiệu Việt đi đầu trong dịch vụ nhượng quyền, Torki Food đã thu hút được hàng ngàn đối tác lớn nhỏ. Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết khi hợp tác với Torki.
3 loại phí cần quan tâm khi nhượng quyền với Torki
Nhiều người chỉ nghĩ khi hợp tác nhượng quyền chỉ cần đóng 1 lần phí ban đầu. Tuy nhiên không phải thế. Bạn cần chuẩn bị 3 loại phí sau đây:
- Phí nhượng quyền: Là loại phí định kỳ mà bên nhận nhượng quyền phải trả cho Torki.
- Initial fee: Tùy theo quy mô dịch vụ, sản phẩm nhận nhượng quyền mà mức phí này sẽ có sự dao động. Initial fee được xem là mức phí ban đầu để chuẩn bị việc kinh doanh.
- Loyalty fee: Đây là mức phí cố định mà bên nhận nhượng quyền phải đóng cho Torki để tiếp tục sử dụng các dịch vụ, sản phẩm và quyền lợi kèm theo.
Cam kết của Torki
Để khách hàng yên tâm khi hợp tác nhượng quyền, Torki đưa ra những cam kết như sau:
- Đảm bảo nền tảng thương hiệu có độ nhận diện cao, có lượng khách hàng ổn định.
- Đảm bảo mang đến nguồn nguyên liệu chất lượng, công thức chuẩn phù hợp với thị hiếu khách hàng.
- Tư vấn và hỗ trợ phía nhượng quyền tất cả mọi mặt để đảm bảo vận hành kinh doanh hiệu quả, đạt lợi nhuận.
- Từ bước lên kế hoạch cho đến khi hoàn tất quá trình thực thi chỉ mất 15 – 20 ngày.
- Thời gian hoàn vốn từ 2 – 4 tháng tùy điều kiện và quy mô, chỉ cần phía nhượng quyền đảm bảo những yêu cầu cơ bản.
- Rủi ro đầu tư thấp, lợi nhuận ròng dao động từ 15 – 30 triệu/ tháng.
- Đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh giữa những bên nhận nhượng quyền. Điển hình như không có cửa hàng thứ 2 trong bán kính 1km.
Qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về nhượng quyền và cấp phép rồi nhỉ. Đây là những khái niệm cơ bản mà khi kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh theo hình thức nhượng quyền cần nắm kỹ. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin hãy để lại comment cho chúng tôi nhé.
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế Torki
Hotline: 0937.038.598