Là loại bánh mì kẹp thịt phổ biến nhất trên địa cầu khi chiếm hơn 60% thị trường bánh mì trong một thế kỷ qua, thế nhưng ít ai hiểu rõ lịch sử hình thành và phát triển của bánh mì hamburger – món ăn của nền văn minh nhân loại. Đối với ngành thức ăn nhanh, hamburger được ví như “cánh của một chiếc máy bay phản lực”, không có nó, ngành công nghiệp này gần như trống rỗng. Sự liên tưởng đó cũng giúp chúng ta phần nào hiểu được tầm quan trọng và vị thế của món bánh trong thời đại hiện nay.
Table of Contents
ToggleLịch sử bánh mì hamburger
Dù là món nổi tiếng là thế nhưng cho đến nay, nguồn gốc của chiếc bánh mì hamburger vẫn gây nhiều tranh cãi cho giới chuyên môn nói riêng cũng như công chúng ưa chuộng ẩm thực trên toàn thế giới nói chung.
Có nhiều giả thuyết được đưa ra xoay quanh vấn đề này. Giả thuyết thứ nhất cho rằng cách ép dẹt viên thịt băm là ý tưởng của người Ai Cập cổ đại có từ ngàn năm trước. Ý kiến khác lại khẳng định chính đội quân Mông Cổ đã tạo ra món bánh mì hamburger này. Do thường xuyên cưỡi trên lưng ngựa, họ đã nghĩ ra cách tích trữ thức ăn bằng việc bảo quản thịt bò, thịt cừu vụn sống dưới yên ngựa.
Những năm đầu thế kỷ XIX, do quá trình giao thương với các lái buôn người Châu Âu, loại đồ ăn này dần len lỏi vào cuộc sống của ngư dân các nơi, đặc biệt hưng thịnh ở Hamburg – một thành phố lớn ở phía Bắc nước Đức. Kể từ đây người Đức biến tấu món ăn bằng cách trộn bánh mì vụn vào thịt xay rồi nặn thành lát, nấu chín làm thành đặc sản Hamburg steak. Sau nhiều năm hình thành và biến đổi với nhiều công thức chế biến khác nhau, người ta quyết định lấy tên thành phố khai sinh của món ăn này làm tên cho nó, gọi là hamburger.
Một giả thuyết khác về lịch sử bánh mì hamburger
Trái ngược hoàn toàn với ý kiến này, giả thuyết thứ hai cho rằng không phải Châu Á hay Châu Âu mà chính nước Mỹ là nguồn gốc xuất phát chính thống của bánh mì hamburger. Nhiều khả năng món bánh này là do một thanh niên tên Charlie Nagreen đến từ Seymour, bang Wisconsin, Hoa Kỳ nghiên cứu và đưa vào kinh doanh năm 1855.
Dành cả thời niên thiếu để bán thịt viên tại các hội chợ mùa hè đến khi mất năm 1951, cả cuộc đời của Charlie Nagreen gắn liền với hình ảnh túi thịt viên, nổi tiếng đến mức còn được biết đến với tên gọi là Hamburger Charlie. Ngoài ra còn có dòng họ Lassen và câu chuyện “Anh em nhà Menches” là một trong những lý giải thỏa đáng nhất về lịch sử hình thành ra đời của bánh mì hamburger.
Đất nước nào tiêu thụ hamburger nhiều nhất thế giới?
Sau hơn một thế kỷ, trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, cột mốc đánh dấu sự thành công nở rộ của hamburger là khi thương hiệu White Castle (Mỹ) bắt đầu kinh doanh loại bánh này vào năm 1920. Cho đến nay, với hơn 34.000 cửa hàng trên toàn thế giới, Mcdonald’s hiện là chuỗi kinh doanh thức ăn nhanh thành công nhất mọi thời đại cùng con số ấn tượng 75 cái bánh mì hamburger được bán ra mỗi giây. Ước tính người Mỹ ăn 13 tỷ cái hamburger mỗi năm.
Chỉ xếp thứ hai về lượt tiêu thụ bánh mì hamburger sau Mỹ, Pháp trở thành quốc gia ưa chuộng món bánh này nhất Châu Âu với 1,2 triệu thực khách mỗi ngày. Hamburger phổ biến ở Pháp đến nỗi cứ mỗi 10 nhà hàng tại đây thì có 8 nơi bán loại thức ăn này, trở thành món chủ đạo khi có tới 75% thực đơn của các nhà hàng phục vụ chúng. Những con số đó đủ để minh chứng người Pháp yêu thích hamburger đến mức nào.
Du nhập vào Việt Nam
Ngày nay, quê hương thật sự của chiếc bánh mì hamburger vẫn còn là một bí ẩn đối với nhiều người. Tại Việt Nam, bằng hương vị mới lạ nhưng lôi cuốn của mình, hamburger đã chinh phục được đông đảo thực khách tại các chuỗi thức ăn nhanh nói riêng và trên toàn nền ẩm thực nói chung. Nơi tiêu thụ phần lớn hamburger ở nước ta hiện nay có thể kể đến là KFC, chuỗi cửa hàng được ghé lại nhiều nhất năm 2020, sau đó là Lotteria đạt hơn 15% tổng lượt mua. Ngoài ra, hamburger còn được phục vụ dọc các điểm bán thức ăn nhanh cơ động như Torki Food với giá thành phải chăng hơn, việc ghé mua tiện lợi hơn cũng như kinh doanh vốn ít hơn.
Có thể nói, thị trường nhượng quyền bánh mì hamburger là một “miền đất hứa” cho nhiều nhà đầu tư với ý tưởng kinh doanh vốn ít, thời gian hoàn vốn nhanh, tỷ lệ thu lời cao, giảm thiểu tối đa rủi ro xảy đến với doanh nghiệp. Trong đó, thương hiệu kinh doanh nhượng quyền Torki Food được xem như sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn dấn thân vào lĩnh vực này. Đừng ngại liên hệ với chúng tôi khi bạn đang bắt đầu lên ý tưởng kinh doanh cho riêng mình nhé.
Có thể bạn quan tâm: